Thông tuyến tỉnh khám bệnh, chữa bệnh BHYT

(Cập nhật: 12/30/2020 9:47:55 AM )

 

Từ ngày 01/01/2021, chính sách thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ chính thức được triển khai. Vậy quy định này được hiểu thế nào cho đúng?
Thông tuyến tỉnh BHYT: Không áp dụng với bệnh viện trung ương

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được phân thành 4 tuyến: Xã - Huyện - Tỉnh - Trung ương. Chính sách thông tuyến tỉnh chỉ áp dụng với các cở sở y tế thuộc tuyến tỉnh chứ không áp dụng đối với các bệnh viện tuyến trung ương.

Do đó, nếu tự đi KCB tại các bệnh viện thuộc tuyến trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện K, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ, Bệnh viện Việt Đức,… người bệnh chỉ được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú đang được áp dụng hiện nay.
BHYT chỉ thanh toán khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh.

Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014 đã chỉ rõ:

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến với tỷ lệ như sau:

Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước từ 01/01/2021.

Theo đó, người tham gia BHYT khi đi KCB trái tuyến tại các bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Quy định này cũng chỉ rõ, chỉ áp dụng đối với việc điều trị nội trú. Nếu có thẻ BHYT tự đi khám ngoại trú (không nhập viện) thì Quỹ BHYT sẽ không hỗ trợ chi trả mà người bệnh sẽ phải tự mình thanh toán chi phí khám chữa bệnh.

Để được thanh toán BHYT khi khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, người bệnh phải có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới thì mới được

Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng của đối tượng tham BHYT.

Số lượt xem: 371